Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh

Bệnh trĩ nội là gì? Cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả

Đánh giá Đánh giá:

Bài viết quá sơ sàiBài viết ít bổ íchBài viết khá hayBài viết rất bổ íchBài viết tuyệt vời (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chia sẻ Chia sẻ:

Trĩ nội là một trong ba dạng bệnh trĩ (bao gồm trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp) mà không ít người mắc phải. Việc phân biệt được bệnh trĩ nội là gì rất quan trọng vì sẽ giúp người bệnh chủ động phát hiện và điều trị bệnh sớm, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Bệnh trĩ nội là gì?

Trong danh mục các bệnh lý hậu môn trực tràng thì trĩ nội là căn bệnh khá quen thuộc với tỷ lệ người mắc tương đối cao. Vậy bệnh trĩ nội là gì? Là hiện tượng tăng giãn, phình to quá mức của các tĩnh mạch vùng hậu môn nằm ở phía trên đường lược. Tùy vào mức độ chuyển biến của bệnh mà trĩ nội được phân thành 4 cấp độ là 1, 2, 3 và 4.

Bệnh trĩ nội rất khó nhận biết do vùng niêm mạc ở trên đường lược không có dây thần kinh cảm giác nên không cảm nhận được đau đớn. Chỉ khi bệnh trở nặng với các triệu chứng nghiêm trọng hơn rất nhiều như sa búi trĩ, đi cầu ra máu lượng nhiều, viêm ngứa vùng da quanh hậu môn thì người bệnh mới hoảng hốt đi chữa trị.

Triệu chứng của bệnh trĩ nội độ 1, 2, 3, 4

Bệnh trĩ nội là gì? Cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả

Nếu ở bệnh trĩ ngoại, bệnh nhân luôn có cảm giác đau và sờ thấy cục thịt mềm nhỏ ở lỗ hậu môn thì ở bệnh trĩ nội, mọi triệu chứng đều phát triển âm thầm bên trong hậu môn. Người bệnh sẽ chỉ phát hiện bệnh thông qua máu dính trên phân hoặc giấy vệ sinh khi đi đại tiện. Nhưng vì lượng máu rất ít và không thường xuyên nên nhanh chóng bị bỏ qua, từ đó tạo cơ hội cho bệnh phát triển sang những giai đoạn tiếp theo.

Các bác sĩ chia bệnh trĩ thành 4 cấp độ với các biểu hiện cụ thể như sau:

  • Trĩ nội độ 1: Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh trĩ nội nên các triệu chứng khá kín đáo, khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với chứng táo bón thông thường. Tùy từng người mà có thể bị chảy máu khi đi đại tiện hay không, các búi trĩ cũng rất nhỏ, chỉ phình lên chứ không sa ra ngoài.
  • Trĩ nội độ 2: So với trĩ nội độ 1, búi trĩ nội độ 2 đã tăng dần về kích thước nên triệu chứng đại tiện ra máu cũng rõ ràng hơn. Khi đi vệ sinh rặn mạnh sẽ thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn và có thể tự động thụt vào ngay sau đó. Vùng da quanh hậu môn ngứa ngáy, lỗ hậu môn hơi sưng tấy và đau xót.
  • Trĩ nội độ 3: Kích thước búi trĩ lớn hơn rất nhiều so với trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2 nên khi đi đại tiện, búi trĩ sẽ sa hẳn ra ngoài và không thể tự co lên được. Người bệnh phải dùng tay đẩy búi trĩ vào trong lỗ hậu môn. Tiến hành nội soi sẽ thấy búi trĩ dày hơn, có màu đỏ sẫm như mận chín, thể cứng và kèm theo chút dịch nhầy.
  • Trĩ nội độ 4: Độ 4 là cấp độ nặng của bệnh trĩ nội với các biểu hiện điển hình là búi trĩ sưng to, tụ máu thành máu cục, sa thường trực ngoài hậu môn,… Thậm chí nhiều trường hợp chỉ hắt hơi, ho, đứng lâu hoặc vận động mạnh cũng làm búi trĩ lòi ra ngoài, dù có dùng ngón tay đẩy vào cũng không được.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội

Theo chia sẻ của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, bệnh trĩ nội do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như:

  • Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài: Khi bị táo bón, phân thường rất khô, cứng, khó di chuyển trong đường ruột nên khó đưa phân ra ngoài. Còn khi bị tiêu chảy thì người bệnh phải liên tục đi đại tiện trong ngày. Nên cả hai bệnh lý này đều sẽ gây tổn thương tĩnh mạch thành ruột và tầng sinh môn.

Bệnh trĩ nội là gì? Cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả

  • Chế độ ăn uống không khoa học: Chế độ ăn uống thiếu rau, hoa quả tươi mà thay vào đó là đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,… và không uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày sẽ khiến quá trình đại tiện gặp khó khăn. Từ đó dẫn đến hành vi rặn mạnh khi đi vệ sinh khiến tĩnh mạch hậu môn bị tăng giãn quá mức, lâu ngày sẽ hình thành búi trĩ nội vô cùng nguy hiểm.
  • Do ít vận động: Những người lười vận động hay do tính chất công việc phải đứng/ngồi lâu một chỗ thường rất dễ bị trĩ nội. Vì đứng hay ngồi nhiều sẽ khiến khoang chậu luôn phải chịu áp lực lớn, máu dồn xuống nhưng khó lưu thông ngược trở lại gây căng giãn tĩnh mạch vùng hậu môn.
  • Do tuổi tác: Người già hay trẻ nhỏ thường có sức đề kháng kém hơn, cơ quan tiêu hóa không tốt nên rất dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy và táo bón. Hơn nữa, người già cũng là đối tượng ít vận động nên nguy cơ mắc bệnh trĩ nội sẽ cao hơn rất nhiều so với người trẻ tuổi.
  • Quan hệ tình dục qua hậu môn: Nhiều người có sở thích quan hệ tình dục qua đường hậu môn nhưng không nhận thấy được hậu quả nghiêm trọng của hành vi này. Vì hậu môn vốn không có khả năng đàn hồi tốt và được bôi trơn tự nhiên như cơ quan sinh dục nên khi giao hợp mạnh sẽ gây ra rất nhiều tổn thương.

Để được tư vấn thêm click vào tư vấn để gặp bác sỹ chuyên khoa

Cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả

Tại Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tại 380 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội, cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả được áp dụng linh hoạt giữa điều trị nội khoa và ngoại khoa. Các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả thăm khám tổng quát để đề xuất phương án chữa bệnh trĩ nội là gì sao cho phù hợp với từng bệnh nhân.

Điều trị trĩ nội bằng thuốc

Đối với trĩ nội độ 1, các bác sĩ sẽ tiến hành dùng thuốc kháng sinh, thuốc tiêm viêm để giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm vùng hậu môn. Đồng thời kê thêm đơn thuốc giúp kích thích quá trình tiêu hóa, làm mềm phân và tăng độ bền thành tĩnh mạch. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa để quá trình điều trị đạt kết quả tốt.

Điều trị trĩ nội bằng phương pháp HCPT

Riêng với trĩ nội cuối độ 2 và sang độ 3, 4 thì khả năng rất cao phải can thiệp phẫu thuật cắt búi trĩ vì búi trĩ đã sa ra ngoài. Các bác sĩ sẽ dùng phương pháp HCPT để tiến hành cắt bỏ búi trĩ một cách chính xác, không xâm lấn và tính thẩm mỹ cao. Người bệnh sẽ không phải chịu nhiều đau đớn hay mất nhiều thời gian phẫu thuật vì quá trình tiểu phẫu diễn ra nhanh chóng, quá trình hồi phục cũng rất nhanh.

Cách phòng tránh bệnh trĩ nội hiệu quả

Khi gặp phải những biểu hiện của bệnh trĩ thì để tránh tình trạng bệnh ngày càng phát triển nặng hơn cũng như ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thì người bệnh tốt nên có 1 chế độ ăn uống sinh hoạt thật tốt và hợp lý để phòng tránh bệnh như :

  • Ăn thật nhiều rau xanh, hoa quả mát, uống nhiều nước hàng ngày sẽ giúp cho phân trở nên mềm hơn khi đi cầu, từ đó sẽ giúp làm giảm nguy cơ bị bệnh trĩ hơn.
  • Ngoài ra để bổ sung thêm chất xơ thì cơ thể phải đảm bảo uống đủ từ 2 – 3 lít mỗi ngày, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
  • Chịu khó Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên : Khi tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể giảm được áp lực lên tĩnh mạch đặc biệt đó là trường hợp ngồi nhiều, đứng lâu, tập luyện cũng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng béo phì, giảm thiểu được những nguyên nhân gây trĩ.
  • Tránh ngồi quá nhiều hoặc đứng quá lâu.
  • Tránh làm việc quá căng thẳng hoặc làm quá sức, nín thở đều đặn khi đi cầu để tăng được áp lực lên tĩnh mạch ở đầu cuối của trực tràng.
  • Đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đi cầu.

Tình trạng chưa tới mức phải đi phẫu thuật thì người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà bằng những cách như sau :

  • Bôi 1 số loại kem để chống viêm, sưng đau có thể kể tới như Có thể bôi một số kem Mastuf, Protolog …
  • Luôn giữ cho vùng hậu môn của mình sạch sẽ bằng cách ngâm hậu môn sau mỗi lần đi cầu bằng nước muối ấm, mỗi lần ngâm từ 5 tới 10 phút.
  • Nếu búi trĩ sa ra bên ngoài thì hãy cố gắng dùng tay đẩy nhẹ nhàng búi trĩ đó vào bên trong của hậu môn.

Với những chia sẻ trên đây về bệnh trĩ nội là gì, hi vọng sẽ giúp ích được cho quý bạn đọc trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới hotline hoặc chat trực tuyến cùng chuyên gia tư vấn để được hỗ trợ thêm.

Bạn còn bất kỳ băn khoăn hay lo lắng gì thì vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn trực tuyến và đặt lịch hẹn miễn phí của chúng tôi theo HOTLINE : 0386.977.199

Để được đăng ký đặt hẹn lịch khám miễn phí cùng với đó hưởng nhiều ưu đãi khi tới khám, hãy chat trực tiếp với các bác sỹ chuyên khoa tại Phòng Khám đa khoa Hưng Thịnh dưới đây.

Bài viết liên quan