Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Đánh giá Đánh giá:

Bài viết quá sơ sàiBài viết ít bổ íchBài viết khá hayBài viết rất bổ íchBài viết tuyệt vời (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chia sẻ Chia sẻ:

Hiện nay số người mắc bệnh trĩ tương đối nhiều, thông thường bệnh trĩ ngoại dễ nhận biết và dễ điều trị hơn so với bệnh trĩ nội. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa biết bệnh trĩ ngoại là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trĩ ngoại ra sao? Phòng tránh bệnh trĩ ngoại như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức về bệnh trĩ ngoại.

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại là một dạng của bệnh trĩ, là hiện tượng những búi trĩ mà vị trí gốc của nó nằm ở phía dưới đường lược. Bệnh trĩ ngoại thường gây ra nhiều đau đớn khi gặp khó khăn trong việc đi đại tiện, cũng như khi tiếp xúc với quần lót và các tác động khác bên ngoài. Bệnh trĩ ngoại thường gây sưng và ngứa ngáy, đây cũng là một triệu chứng rất phổ biến và dễ nhận biết của trĩ ngoại.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu vẫn là do bản thân người bệnh không có chế độ sinh hoạt hợp lý.

Do chế độ ăn uống không phù hợp

Ăn nhiều đồ ăn cay nóng, uống nhiều bia rượu, đồ uống có gas, trong bữa ăn không bổ sung nhiều rau và chất xơ cần thiết dẫn đến đi táo là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ ngoại.

Đi táo lâu ngày

Như đã nói ở trên, bệnh nhân có thói quen ăn uống không hợp lý sẽ bị đi táo trong 1 thời gian dài. Khi bị đi táo, người bệnh sẽ phải rặn lâu mới có thể đẩy phân ra ngoài. Quá trình này lặp lại nhiều lần sẽ khiến cho vùng xương chậu và trực tràng bị ảnh hưởng rất lớn. Ngoài ra, các tĩnh mạch bị căng giãn và rất dễ đứt, đây chính là nguyên nhân gây ra trĩ ngoại, do các tĩnh mạch phình to hình thành các búi trĩ.

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Hậu môn chịu áp lực lớn

Những người phải ngồi quá lâu một chỗ và đứng làm việc, hay lao động nặng nhọc, mang vác nặng sẽ khiến cho vùng hậu môn – trực tràng phải chịu một áp lực lớn rất dễ gây ra bệnh trĩ.

Thói quen nhịn đi đại tiện

Nhiều người khi buồn đi đại tiện mà vẫn cố nhịn là 1 thói quen xấu, bởi ngoài việc gây ảnh hưởng cho sức khỏe vì cơ thể hấp thụ các chất độc do phân tích tụ lâu ngày thì việc nhịn đại tiện còn làm phân bị cứng và khô lại, từ đó gây khó khăn khi đại tiện và dễ dẫn đến bệnh trĩ.

Đi đại tiện không đúng cách

Những người đi đại tiện ngồi lâu để đọc báo, sử dụng điện thoại hoặc cố gắng dùng sức để rặn phân mạnh ra ngoài có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao.

Máu lưu thông cục bộ kém

Điều này khiến cho máu không thể di chuyển đến hậu môn, gây tụ máu, ảnh hưởng tới hoạt động của hậu môn, sau một thời gian sẽ gây nên bệnh trĩ ngoại.

Do các nguyên nhân khác

Phụ nữ mang thai hoặc mắc các bệnh lý như cao huyết áp, xơ động mạch, xơ gan, viêm mãn tính trực tràng hậu môn,… đều có thể là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ngoại.

Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại

Các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại – (bệnh nam khoa, phụ khoa gặp ở cả nam và nữ) rất đơn giản nếu bạn chú ý đến hậu môn hằng ngày. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh trĩ ngoại thường gặp:

Đi đại tiện ra máu

Đây là một biểu hiện dễ nhận biết của bệnh trĩ ngoại. Ban đầu máu ra rất ít, chỉ dính vào phân ra ngoài hoặc thấm vào giấy vệ sinh, vì thế bạn chỉ cần để ý phân hoặc giấy vệ sinh là có thể biết mình có bị trĩ hay không. Sau một thời gian, máu sẽ chảy nhiều hơn và có thể chảy thành tia hoặc thành giọt. Lúc này người bệnh rất dễ gặp phải tình trạng mất máu, thiếu máu nếu chảy máu liên tục trong 1 thời gian.

Ngứa rát hậu môn

Khi đi đại tiện, người bệnh sẽ có cảm giác đau buốt, sưng tấy vùng hậu môn. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ luôn có cảm giác ướt át, ngứa ngáy, khó chịu. Nếu không vệ sinh sạch sẽ dễ bị viêm nhiễm hậu môn.

Búi trĩ hình thành và ngày càng to hơn

Triệu chứng này thường xảy ra sau khi người bệnh bị đi ngoài ra máu một thời gian. Lúc đầu chỉ là những khối thịt nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, càng về sau chúng sẽ càng phát triển và không thể tự thụt vào sau khi đi đại tiện nữa mà người bệnh phải dùng tay để đẩy vào. Cuối cùng, búi trĩ sẽ thường xuyên nằm bên ngoài hậu môn gây vướng víu, khó chịu.

Để được tư vấn thêm về cách chữa, click vào tư vấn để gặp bác sỹ chuyên khoa

Cách chữa bệnh trĩ ngoại

Tùy vào mức độ bệnh trĩ ngoại ra sao mà sẽ có những phương pháp và liệu trình điều trị khác nhau. Với dạng trĩ ngoại nhẹ thì chỉ cần dùng thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt ở vùng hậu môn là dứt điểm được. Với trường hợp bệnh trĩ ngoại nặng hơn thì phương pháp điều trị tốt đó là áp dụng phương pháp PPH – đây là 1 trong những phương pháp cực kỳ hiện đại, mang lại rất nhiều những ưu điểm và nhiều sự hiệu quả như :

  • An toàn: Bảo vệ được chức năng thông thường ở hậu môn, tránh được những biến chứng nguy hiểm xảy ra như hẹp hậu môn, đại tiện mất tự chủ, …
  • Không đau: Phương pháp này sẽ đưa những búi trĩ ngoài hậu môn về vị trí cũ ban đầu, không làm tổn thương tới vùng da xung quanh hậu môn. Khi làm phẫu thuật xong, bệnh nhân không còn cảm giác đau đớn nữa.
  • Ít gây tổn thương, khả năng phục hồi nhanh: Với phương pháp hiện đại này những búi trĩ ở hậu môn sẽ không gây ra những vết cắt hở, ít chảy máu hơn, người bệnh mau phục hồi sớm, trở lại nhanh với cuộc sống bình thường.
  • Đối tượng điều trị: Phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau ngay cả người lớn tuổi cũng áp dụng được. Những bệnh nhân trị trĩ ngoại không khỏi do dùng thuốc, điều trị bằng những phương pháp truyền thống, những người mắc những bệnh về sa trực tràng hậu môn.
  • Khả năng tái phát thấp: Khi bệnh nhân cắt trĩ bằng phương pháp PPH (Longo) thì đồng nghĩa với việc đó là nguồn cung cấp máu tới búi trĩ bị cắt giảm, hệ thống sẽ tái tạo lại cấu trúc ống hậu môn. Chính vì thế khả năng tái phát trĩ sẽ giảm đi.

Cách phòng tránh bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại gây ra những phiền toái trong sinh hoạt và có thể để lại biến chứng. Vì thế mọi người nên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh trĩ ngoại mọi người nên áp dụng cho mình.

Có chế độ ăn uống phù hợp

Để phòng tránh bệnh trĩ bạn nên hạn chế ăn thịt thay vào đó là tăng lượng rau củ quả nạp vào cơ thể. Bên cạnh đó, cần bổ sung đầy đủ nước và tránh xa đồ ăn cay nóng để không bị táo bón.

Tăng cường luyện tập thể dục

Việc ngồi lâu cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ do thói quen không tốt này gây áp lực cho tĩnh mạch vùng hậu môn và khiến khí huyết ứ đọng. Vì thế để phòng tránh bệnh trĩ các bạn cần tăng cường đi lại vận động, không ngồi hoặc đứng lâu 1 chỗ.

Có thói quen đi đại tiện khoa học

Để tránh bị mắc bệnh trĩ, bạn không nên thường xuyên nhịn đại tiện, ngồi lâu khi đại tiện, căng thẳng hay rặn mạnh khi đại tiện… vì đó chính là những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.

Luôn giữ tâm trạng thoải mái

Căng thẳng, mệt mỏi cũng là nguyên nhân khiến bạn bị bệnh trĩ. Vì thế, bạn hãy luôn duy trì cho mình một tinh thần vui vẻ, lạc quan để phần nào phòng tránh được bệnh trĩ ngoại.

Bài viết trên đây đã trả lời chi tiết cho các bạn câu hỏi bệnh trĩ ngoại là gì? Hi vọng thông qua bài viết, các bạn đã nắm bắt và hiểu rõ được nguyên nhân, triệu chứng của bệnh trĩ ngoại. Từ đó, áp dụng những cách phòng tránh bệnh trĩ ngoại để bản thân không phải chịu những đau đớn, khó chịu do bệnh trĩ gây ra. Nếu còn gì thắc mắc liên hệ ngay với các bác sỹ nam khoa của phòng khám Hưng Thịnh để nhận được câu trả lời và giải đáp nhanh chóng nhé.

Bạn còn bất kỳ băn khoăn hay lo lắng gì thì vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn trực tuyến và đặt lịch hẹn miễn phí của chúng tôi theo HOTLINE : 0386.977.199

Để được đăng ký đặt hẹn lịch khám miễn phí cùng với đó hưởng nhiều ưu đãi khi tới khám, hãy chat trực tiếp với các bác sỹ chuyên khoa tại Phòng Khám đa khoa Hưng Thịnh dưới đây.

Bài viết liên quan