Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh

Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa bệnh giang mai

Đánh giá Đánh giá:

Bài viết quá sơ sàiBài viết ít bổ íchBài viết khá hayBài viết rất bổ íchBài viết tuyệt vời (4 votes, average: 4,75 out of 5)
Loading...

Chia sẻ Chia sẻ:

Bệnh giang mai cùng với bệnh lậu, sùi mào gà và HIV/AIDS là những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục vô cùng nguy hiểm. Giang mai gây nên do sự xâm nhập, gây bệnh của các xoắn khuẩn có tên khoa học là Treponema Pallidum. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể dày vò người bệnh cả đời và dẫn đến tử vong.

Triệu chứng điển hình của bệnh giang mai

Với sự phát triển vượt bậc của y học như hiện nay, bệnh giang mai hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được chữa trị sớm bằng phương pháp phù hợp và hiện đại. Do đó, việc nhận thức được các triệu chứng bệnh giang mai là vô cùng quan trọng giúp bệnh nhân chủ động phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời.

Các chuyên gia cho biết, triệu chứng bệnh giang mai có sự phát triển tương đối phức tạp và ngày càng nghiêm trọng qua mỗi giai đoạn của bệnh:

Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa bệnh giang mai

  • Giai đoạn 1: Sau khoảng 3 – 6 tuần kể từ khi nhiễm xoắn khuẩn giang mai, người bệnh bắt đầu thấy xuất hiện các vết săng giang mai tại các vị trí tiếp xúc với nguồn bệnh. Săng giang mai là các vết loét đỏ, hình tròn hoặc hình bầu dục, không bờ, không đâu hoặc hơi đau, không ngứa. Thường thì bộ phận sinh dục là nơi đầu tiên phát bệnh như quy đầu, rãnh quy đầu, lỗ sáo, bìu (ở nam giới), môi lớn, môi bé, âm đạo, âm hộ, lỗ tiểu, lỗ hậu môn (ở nữ giới) hay môi, miệng, lưỡi, vòm họng,…
  • Giai đoạn 2: Triệu chứng giang mai giai đoạn 1 kéo dài từ 2 – 6 tuần và tự mất đi. Sau đó khoảng 2 – 3 tuần, bệnh nhân sẽ thấy ở vùng lưng, mạn sườn, cánh tay, cánh chân, lòng bàn tay, lòng bàn chân,… nổi nhiều nốt ban đối xứng màu hồng hoặc hơi tím. Các nốt ban này ẩn sâu dưới bề mặt da, không đau ngứa. Đồng thời các vết săng giang mai lan rộng hơn, kèm theo mủ và gây đau rát. Người bệnh có thể bị sốt, nổi hạch vùng bẹn và nách, đau đầu, đau họng, mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể.
  • Giai đoạn tiềm ẩn: Các biểu hiện bệnh giang mai giai đoạn hai chỉ diễn ra từ 3 – 6 tuần và chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn. Ở giai đoạn này, triệu chứng bệnh không rõ ràng nên bệnh nhân chủ quan cho rằng đã khỏi giang mai. Nhưng thực chất đây mới là lúc xoắn khuẩn giang mai xâm nhập sâu hơn vào bên trong lục phủ ngũ tạng và máu để chuẩn bị bước sang giai đoạn cuối với những biến chứng nguy hiểm.
  • Giai đoạn cuối: Tùy vào từng đối tượng mắc bệnh mà giai đoạn cuối có thể xảy ra sau khoảng 3 năm hoặc thậm chí sau vài chục năm. Bệnh giang mai sẽ không thể chữa khỏi được nữa và ảnh hưởng đến các cơ quan bên trong cơ thể dẫn đến bệnh động kinh, đột quỵ, phình động mạch chủ, mù lòa, điếc, nhiều trường hợp tử vong.

Nguyên nhân bệnh giang mai là gì?

Theo chia sẻ của các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, nguyên nhân bệnh giang mai có thể là do trực tiếp lây nhiễm qua đường tình dục hoặc gián tiếp mắc bệnh thông qua các con đường khác. Bao gồm:

  • Lây nhiễm qua quan hệ tình dục: Những người có xu hướng tình dục phóng khoáng, quan hệ với nhiều đối tác và quan hệ không sử dụng bao cao su thường có nguy cơ mắc bệnh giang mai rất cao. Vì cơ quan sinh dục là nơi nhạy cảm với nhiều mạch máu xung huyết, niêm mạc da mỏng manh dễ bị trầy xước tạo điều kiện cho virus giang mai tấn công gây bệnh.
  • Lây truyền qua đường máu: Người bị nhiễm bệnh giang mai ở giai đoạn đầu thường không nhận thức được mình đã mắc bệnh. Nếu vô tình đi truyền máu cho người khác thì người nhận máu chắc chắn sẽ bị nhiễm do trong máu có chứa các xoắn khuẩn giang mai.
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân, dụng cụ y tế: Việc sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt như bàn chải đánh răng, khăn tắm, đồ lót, dao cạo râu, bấm móng tay,… với người bệnh có thể là con đường lây truyền vi khuẩn giang mai. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện các thủ thuật y tế mà dụng cụ không được vệ sinh vô trùng cũng sẽ là nguyên nhân bệnh giang mai không quá hiếm gặp.
  • Truyền nhiễm từ mẹ sang con: Chị em trước khi có ý định mang thai nên đi khám sức khỏe tổng quát để chắc chắn thể trạng ổn định, không mắc các bệnh lý nguy hiểm như giang mai. Bởi lẽ, bệnh giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang con thông qua quá trình mang thai và sinh nở. Từ đó, trẻ vừa chào đời đã mắc giang mai bẩm sinh và phải chịu nhiều di chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Cách chữa bệnh giang mai hiệu quả vĩnh viễn

Bệnh giang mai càng để lâu thì cơ hội chữa khỏi vĩnh viễn bệnh càng thấp nên ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, hãy đến cơ sở chuyên khoa uy tín thăm khám và tiếp nhận phác đồ điều trị của bác sĩ. Một trong những địa chỉ khám chữa bệnh xã hội uy tín, chất lượng mà bệnh nhân có thể tin chọn là Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tại 380 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội.

Sau khi làm các xét nghiệm cần thiết, nếu kết quả dương tính với virus giang mai thì tùy vào mức độ, tình trạng bệnh mà bác sĩ có cách chữa bệnh giang mai phù hợp:

Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa bệnh giang mai

Điều trị bệnh giang mai bằng thuốc

Ở giai đoạn đầu, bệnh giang mai có thể điều trị tận gốc bằng thuốc kháng sinh liều cao. Vì xoắn khuẩn giang mai rất dễ kháng thuốc nên việc ngưng dùng thuốc giữa chừng, thay đổi liều lượng thuốc hay bổ sung thuốc ngoài vào quá trình điều trị sẽ không đem lại được kết quả mong muốn. Vì vậy, bệnh nhân cần tuyệt đối sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả tốt.

Điều trị bằng liệu pháp cân bằng miễn dịch

Bên cạnh cách chữa bệnh giang mai bằng thuốc thì sử dụng liệu pháp kích thích cân bằng miễn dịch DNA cũng được các chuyên gia đánh giá cao. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng máy chẩn đoán, máy phân tích sinh hóa để xác định chính xác vị trí các tổ chức xoắn khuẩn giang mai và tiêu diệt tận gốc. Kết hợp với đó là tăng cường hệ miễn dịch giúp các thương tổn mau hồi phục và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.

Cách phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả

  • Quan hệ tình dục an toàn : Để tránh tình trạng giang mai thì cả nam và nữ tốt là không nên quan hệ tình dục bừa bãi, đặc biệt là gái mại dâm, vì đây là con đường rất dễ lây lan và dễ mắc giang mai.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác : Theo nhiều bác sỹ chuyên khoa thì khi sử dụng chung với những vật dụng cá nhân của những người bị bệnh thì khả năng bị lây bệnh rất cao. Không chỉ riêng bệnh giang mai mà những bệnh khác như bệnh lậu, sùi mào gà, …
  • Trang bị thêm kiến thức về giang mai : Vì bệnh giang mai còn chưa phổ biến rộng rãi chính vì thế hãy chủ động tìm hiểu kiến thức về bệnh giang mai, để có thái độ tích cực về căn bệnh này, ngăn ngừa 1 cách hiệu quả.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên : Đây là điều cực kỳ quan trọng, trong thời buổi hiện nay khí hậu ngày càng ô nhiễm hơn, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 năm / 2 lần giúp bạn kiểm soát được sức khỏe của mình, phát hiện sớm sẽ điều trị sớm hơn.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao : Khi tập thể dục thể thao thường xuyên thì cơ thể của chúng ta sẽ được tăng cường sức đề kháng từ đó khả năng xâm nhập của các loại virus cũng kém hơn, từ đó khả năng mắc bệnh sẽ giảm thiểu hơn.

Hi vọng những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh giang mai sẽ giúp quý bạn đọc chủ động trong việc phòng trị bệnh. Mọi thắc mắc cần tư vấn thêm, hãy liên hệ tới hotline hoặc trò chuyện cùng chuyên gia tại website để được hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí.

Bạn còn bất kỳ băn khoăn hay lo lắng gì thì vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn trực tuyến và đặt lịch hẹn miễn phí của chúng tôi theo HOTLINE : 0386.977.199

Để được đăng ký đặt hẹn lịch khám miễn phí cùng với đó hưởng nhiều ưu đãi khi tới khám, hãy chat trực tiếp với các bác sỹ chuyên khoa tại Phòng Khám đa khoa Hưng Thịnh dưới đây.

Bài viết liên quan